Ngoại trừ thảm đỏ, xu hướng hào nhoáng và rực rỡ dường như không còn hợp với tâm lý làm việc tại nhà. Điều này được thể hiện rõ qua những bộ sưu tập phản thời trang đến từ nhiều thương hiệu như Balenciaga, Bottega Veneta.
Đã có quá nhiều lời bàn tán về việc ảnh hưởng của dịch bệnh đến sự thay đổi ngành công nghiệp thời trang trong thời kỳ khóa cửa. Nổi bật nhất là chủ nghĩa phản thời trang, Giày Balenciaga siêu cấp phá bỏ những quy chuẩn hoàn hảo về cái đẹp để các nhà mốt thỏa sức sáng tạo.
Phản thời trang là gì?
Anti-fashion hay còn gọi là "Phản thời trang" là thuật ngữ được dùng để miêu tả những phong cách hay xu hướng ăn mặc nhằm phản đối lại các quy chuẩn thời trang chính thống hiện tại đồng thời ủng hộ sáng tạo cá nhân, tìm kiếm nét đặc biệt trong sự khác biệt.
Theo Vogue, phản thời trang có nguồn gốc từ những năm 1970 và được kết nối với thông điệp chống chủ nghĩa tiêu dùng của giới hippies, cũng như của những nhà nữ quyền đốt áo ngực vì họ không muốn bị sai khiến cho các nhà thiết kế nam. Phong cách này thể hiện thái độ thờ ơ hoặc xuất phát từ các mục tiêu chính trị hay đơn giản là ngẫu nhiên vì sở thích cá nhân.
Đi ngược với xu hướng chung nhưng trào lưu Anti-fashion được ủng hộ bởi nhiều nhà thiết kế nổi tiếng đương thời. Phản thời trang được coi là sự sáng tạo triệt để trong may mặc vì kết hợp các chi tiết làm thay đổi kiểu dáng hiện tại. Hàng hiệu siêu cấp Các phong cách mới được chuyển đổi sau đó đưa vào xu hướng chủ đạo thông qua sự thổi phồng của phương tiện truyền thông.
Phản thời trang xuất hiện từ khi nào?
Phản thời trang diễn ra vào những năm 1950 với sự ra đời của nhạc rock and roll, đặc biệt là với những phụ nữ tuổi vị thành niên. Họ mặc quần jeans, áo sơ mi kẻ sọc, áo thun trong cuộc nổi dậy chống lại sự nữ tính và chuẩn mực xã hội của thời điểm đó. Những kiểu mốt này là gốc rễ của nhiều xu hướng phản thời trang hiện đại, chẳng hạn như punk và grunge, xuất hiện trong nhiều thập kỷ sau đó.
Viết về trang phục cũ trên tờ The Observer năm 1990, nhà báo Nicola Jean lưu ý "quần áo có thể được mô tả là phản thời trang nhưng cũng thực sự sang trọng ngược lại tùy theo cách của người mặc".
Đại dịch khiến phong cách phản thời trang trỗi dậy
Anti-fashion tượng trưng cho sự dung túng về mặt sáng tạo và những ngôn từ thiết kế. Nó dường như bóp méo đi tỷ lệ chuẩn mực hà khắc của cấu trúc trang phục để thể hiện tiếng lòng, sự tự do trong phong cách cá nhân.
Từ những khó khăn trong đại dịch, nhiều thương hiệu đã tạo ra các sản phẩm theo phong cách phản thời trang. Trong đó, mẫu áo len ngược sang trọng thuộc BST Xuân 2022 của Balenciaga được thiết kế kiểu dáng nghệ thuật, đi kèm với sự chỉn chu nhất định.
Sản phẩm trong BST mới của Balenciaga. Ảnh: Vogue.
"Kỹ thuật đảo ngược" này giống như chủ nghĩa hư vô về thời trang đối với một số người khi grunge (tạm dịch: Phong cách ăn mặc đối lập) bắt đầu thịnh hành.
Tất nhiên, các nhà thiết kế như Daisuke Obana của N.Hollywood vẫn đang phát triển bằng cách khám phá sự tự do của những bộ quần áo tương đối ẩn danh và tiện dụng.
Trong cuộc trao đổi gần đây với Vogue, Daisuke Obana đã trả lời vấn đề tại sao mọi người quay lại với kiểu ăn mặc thực dụng: "Ngày nay, ít nhiều bạn không đánh giá tính cách của một người qua cách họ nhìn. Tôi nghĩ rằng không thể tránh khỏi việc thời trang sẽ hướng tới điều thực tế hơn trong thời gian gần để phù hợp với xu thế".
Grunge, đồng sáng lập Sub Pop Jonathan Poneman viết trên tạp chí Vogue: "Một số người không muốn họ trông giàu có, vậy nên họ lựa chọn phong cách vintage của những năm 1990. Trong thời điểm tài chính toàn cầu gặp nhiều khó khăn, việc phô trương có thể phải nhận lấy những ánh nhìn không thiện cảm".
Điều thúc đẩy trường phái thời trang linh hoạt là văn hóa người nổi tiếng và phương tiện truyền thông xã hội. BALENCIAGA Người trẻ giờ đây có thể truy cập vào Internet để học hỏi và biết nhiều hơn về những cách phối đồ theo hướng phản thời trang.
【Bài viết liên quan】:duybrand.com Hàng hiệu siêu cấp Like Auth Hermès biểu tượng của thế giới thượng lưu
No comments:
Post a Comment